Leonardo da Vinci (1452-1519) là một họa sĩ người Ý tài ba có một không hai trong lịch sử nhân loại. Không chỉ xuất chúng trong lĩnh vực nghệ thuật, ông còn là một kĩ sư, nhà thiết kế, bác sĩ, nhà phát minh và đặc biệt là một nhà triết gia vĩ đại mà người Ý đã sản sinh ra. Bức tranh “Monalisa’’ nổi tiếng toàn cầu chính là tác phẩm của ông. Ông có những suy nghĩ, ý tưởng vượt trước thời đại và những nghiên cứu của ông vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại hiện nay.
Contents
Tiểu sử cuộc đời của Leonardo da Vinci
Xuất thân và hoàn cảnh ra đời của Vinci
Tên đầy đủ của ông là Leonardo di ser Piero da Vinci. Vinci sinh năm 1452 tại Ý và mất năm 1519 tại Pháp. Leonardo sinh ra trong một hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo khi ông là một ‘’sản phẩm không mong muốn’’ của cha mẹ ông khi hai người đang có quan hệ bất chính.
Sau khi sinh ra, cha mẹ ông rời xa nhau và ông đã sinh sống cùng bố. Sau này ông có thêm 11 người em cùng cha khác mẹ (9 trai, 2 gái). Cha của ông là Ser Piero – một công chứng viên có tiếng của nhiều gia đình danh giá tại thành phố.
Hành trình gây dựng sự nghiệp, tạo ra một con người thiên tài
Giai đoạn 1466-1476
Leonardo da Vinci lớn lên trong niềm đam mê với nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và hội họa. Cha của ông đã nhận ra tài năng của ông và cho ông theo học một người họa sĩ điêu khắc trong làng. Có một người thầy tài năng cùng một xưởng vẽ lớn, Vinci đã theo học cùng người thầy của mình trong vòng 7 năm trời. Chẳng bao lâu sau, ông đã học và tiếp thu hơn cả những gì mình được học.
Có một câu chuyện thú vị trong thời kì này, một bức tranh của một nhà họa sĩ nổi tiếng trong vùng đã trở nên đẹp và thu hút hơn nhờ những chi tiết nhỏ mà Da Vinci thêm vào. Những chi tiết này đã góp phần giúp cho bức tranh sinh động hơn và có giá trị hơn.
Giai đoạn 1483-1487
Trong thời gian này, Leonardo đặt chân tới Phương đông, cụ thể là Milano. Thời điểm đó, tình hình chính trị tại đây diễn ra căng thẳng cùng với sự bùng nổ của Dịch Hạch đã vô tình tạo ra được cho Vinci rất nhiều cơ hội. Ông nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của Ludovico – một trong những người quyền lực nhất Milano lúc bấy giờ. Cuối năm 1493, da Vinci đã hoàn thành dự án đầu tiên được giao đó là một bức tượng kị sỹ cao 7m (vào khoảng thời gian này, đây là một kiệt tác vĩ đại).
Trong những năm tiếp theo tại đây (1495-1497), Leonardo đã cho ra đời một trong những tuyệt tác của ông đó chính là bức tranh “Bữa ăn cuối cùng” trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie với sự yêu cầu của công tước Milano (Ludovico). Cho đến năm 1980, nhà thờ cùng bức tranh này đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa thế giới.
Giai đoạn 1503-1506
Khi nghe tin công tước Ludovico bị lật đổ, da Vinci cùng người bạn Luca Pacioli đã đến Firenze (nơi đây cũng đang có những sự bất ổn về chính trị). Tại đây Vinci được nhận vẽ một bức tranh cho một nhà thờ ở địa phương. Mặc dù bản phác thảo của ông nhận được rất nhiều lớn tán dương nhưng cho tới cuối cùng ông cũng không thể hoàn thành được bức tranh.
Một thời gian sau, Leonardo đã được về làm việc cho công tước Cesare Borgia và trong quãng thời gian sau đó (1502-1503) với tư cách là một kĩ sư quân đội, ông đã đi du hành phần lớn các nơi ở Ý.
Khi trở về Firenze, da Vinci được giao nhiệm vụ vẽ một bức họa cho đại sảnh nhà hội đồng của thành phố nhưng với những hạn chế của kĩ thuật vẽ lên tường thời đó nên dự án đã không được hoàn thành.
Trong 3 năm tiếp theo (1503-1506) Leonardo da Vinci đã chính thức hoàn thành kiệt tác ‘’Mona lisa’’. Đây là bức họa chân dung bà Lisa del Giocondo, vợ của một lụa nhân trong địa phương. Sau khi qua đời, vua Francois I của Pháp đã mua lại bức tranh với giá 4000 Florin vàng (khoảng 12 tỷ VND). Cho tới tận bây giờ, không ai có thể sao chép lại được nụ cười bí ẩn này.
Giai đoạn 1506-1513
Đầu năm 1506, với sự thuyết phục của thống đốc vùng Lombardia, Leonardo đã quyết định quay trở lại Miliano. Vua Pháp Louis XII mong muốn Vinci có thể tái hiện lại được bức tranh “Đức mẹ nhỏ” và hơn nữa là một bức chân dung.
Cha của Leonardo qua đời và không để lại bất cứ di chúc gì và quãng thời gian sau đó, Vinci cùng anh chị em và các bác đã kiện tụng nhau để tranh chấp tài sản. Vụ kiện tụng kéo dài đã ảnh hưởng tới công việc của ông tại Miliano.
Vào giữa năm 1507, ông chuyển sang công tác với hai chức danh mới là họa sĩ triều đình và kĩ sư. Trong những năm tiếp theo, ông hoạt động rất ít trong lĩnh vực hội họa và chỉ tập trung vào nghiên cứu về giải phẫu học.
Chặng cuối cuộc đời Leonardo da Vinci
Nhờ sức ảnh hưởng của một người bạn trong giáo hoàng (Giuliano de Medici), Leonardo được ở trong tòa thánh Vatican và có cho riêng mình một xưởng vẽ để thỏa sức sáng tác. Theo các tài liệu được nghiên cứu thì trong quãng thời gian này ông chỉ có duy nhất 2 bức tranh panel vẽ cho tòa thánh.
Qua thời gian nghiên cứu về giải phẫu, ông đã tìm hiểu được về bệnh xơ vữa động mạch ở người già (một căn bệnh vẫn phổ biến hiện nay). Được nhận lời mời của vua Francois I, da Vinci đã đến Pháp để sinh sống và hai năm sau khi sinh sống tại đây, Leonardo da Vinci đã chính thức từ trần.
Những điều có thể bạn chưa biết về vĩ nhân Leonardo da Vinci
Trong cuộc đời của Vinci, tài năng sáng tạo, nghiên cứu và các lĩnh vực khác của ông luôn là một trong những đề tài mà mọi người vô cùng quan tâm.
- Ông là một người theo đạo Kito giáo, ông thường ăn chay, mua các lồng chim và thả chúng về tự do.
- Ông không có nhiều quan hệ mật thiết với phụ nữ trừ hai chị em nhà Este.
- Leonardo thuận cả hai tay, các cuốn sổ và tài liệu của ông được viết từ phải qua trái cho nên muốn đọc được thì phải dùng gương để phản chiếu ngược lại chữ của ông.
- Trong các cuốn sổ tay của ông có ghi lại các hình ảnh về giải phẫu, kiến trúc, hoạt động bay của chim, nghiên cứu các hệ thống cấp nước, thiết kế tượng đài, thủy lực học, các phác họa, các nghiên cứu hình học cho bài toán cầu phương hình tròn, thiết kế nhà thờ hình bát giác và các đoạn viết tay theo kiểu chữ gương, …
Các danh hiệu danh giá mà Vinci đã đạt được
Leonardo da Vinci là một nhà khoa học và nghệ sĩ vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng. Ông đã để lại những di sản giá trị không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong các lĩnh vực như kỹ thuật, khoa học, và phát minh. Ông đã nhận được sự thừa nhận và tôn vinh từ nhiều cộng đồng nghệ thuật và khoa học khác nhau.
- Sự Tôn Vinh Từ Các Vua và Quý Tộc: Leonardo da Vinci được tôn vinh và bảo trợ bởi nhiều vị vua và quý tộc trong thời đại của ông, bao gồm Vua Francis I của Pháp và gia đình Medici ở Ý.
- Sự Tôn Vinh Của Cộng Đồng Nghệ Thuật: Leonardo được đánh giá cao bởi cộng đồng nghệ sĩ và các nhà phê bình nghệ thuật của thời đại đó, và tác phẩm của ông đã được coi là những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử nghệ thuật.
- Sự Công Nhận Về Tài Năng Đa Năng: Leonardo da Vinci được biết đến không chỉ là một họa sĩ và nhà điêu khắc tài năng, mà còn là một nhà phát minh, kỹ sư, và nhà khoa học. Sự đa năng và kiến thức sâu rộng của ông đã được tôn trọng và công nhận.
- Sự Tôn Vinh Sau Khi Mất: Leonardo da Vinci được tôn vinh và kính trọng ngày càng nhiều sau khi ông qua đời, và tác phẩm của ông đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và tinh thần khám phá.
Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Leonardo da Vinci.
- Mona Lisa (1503):
Có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, Mona Lisa là bức tranh nữ chân dung kỳ diệu, một biểu tượng vĩnh cửu của nghệ thuật và văn hóa thế giới.
- The Last Supper (Bữa ăn cuối cùng) (1495-1498):
Bức tranh này miêu tả cảnh Chúa Giêsu và các môn đệ trong bữa tối cuối cùng trước khi ông bị bắt và bị xử tử. The Last Supper được coi là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của nghệ thuật phục hưng.
- Vitruvian Man (1490):
Được vẽ vào khoảng năm 1490, Vitruvian Man là một bức tranh giản đồ độc đáo mô tả một người đàn ông trong các vòng tròn và hình vuông, thể hiện sự liên kết giữa con người và vũ trụ.
- Lady with an Ermine (1489):
Bức tranh này là một trong những bức tranh nữ chân dung tiêu biểu của Leonardo, biểu tượng cho sự tinh tế và sự tạo hóa của ông trong việc miêu tả con người.
- Ginevra de’ Benci (1474-1478)
Một trong những bức tranh sớm nhất của Leonardo, nó miêu tả một phụ nữ trẻ, Ginevra de’ Benci, với một loài cây ở phía sau, được xem là một trong những bức tranh phong cách tân dục đầu tiên của ông.
Ngoài ra, Leonardo da Vinci còn có nhiều bản vẽ và ghi chú về các phát minh khoa học, kỹ thuật và anatomic, nhưng không thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm nghệ thuật.