Raffaello (1483-1520) là một họa sĩ, kiến trúc sư của quốc gia Ý. Ông cùng với hai nhà họa sĩ Leonardo da Vinci và Michelangelo là bộ ba những nghệ nhân xuất chúng và vĩ đại bậc nhất thời đó. Ông là một nhà họa sĩ làm việc với tâm huyết cực kì lớn, mặc dù ông qua đời khá sớm ở tuổi 37 nhưng những di sản ông để lại là vô cùng to lớn.
Contents
Tiểu sử cuộc đời của Raffaello
Ông sinh ngày 6 tháng 4 năm 1483 (theo một số nguồn là 28 tháng 3) tại thành phố Urbino (Italia) – một thành phố nhỏ nhưng có tầm quan trọng rất lớn về mặt nghệ thuật thời đó. Cha ông là Giovanni Santi, một họa sĩ riêng của Công tước Ý.
Với xuất thân đặc biệt liên quan và chịu ảnh hưởng lớn bởi nghệ thuật, Raffaello đã thấm nhuần được cách ứng xử, kỹ năng giao tiếp xã hội tuyệt vời và đã hòa nhập một cách dễ dàng trong giới thượng lưu. Nhiều người nhầm tưởng rằng những điều này là yếu tố chính tạo ra sự thành công của ông. Với sự say mê học hỏi, phát triển bản thân, mặc dù không được giáo dục một cách đầy đủ nhưng ông vẫn có thể đọc tiếng Latin một cách trôi chảy.
Cho tới năm 1508, ông được nhận yêu cầu vẽ một chùm bích họa trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm (Ngày nay các bức họa đó vẫn còn được lưu giữ và trưng bài tại thánh thất Vatican).
Ngoài là một họa sĩ tài năng, ông còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Ông chính là người thiết kế nhà thờ thánh Pie ở Vatican (Roma). Nhưng khi công trình chưa được hoàn tất thì ông đã qua đời ở tuổi 37. Với những cống hiến của ông cho nghệ thuật thì ông đã được phong danh hiệu “Thánh hội họa của nền văn hóa Phục Hưng”.
Con đường nghệ thuật của Raffaello
Họa sĩ Raffaello Sanzio da Urbino, được biết đến phổ biến với tên gọi Raffaelo. Ông là một trong những họa sĩ xuất sắc nhất của thời kỳ Phục Hưng ở Ý. Con đường nghệ thuật của Raffaelo phản ánh sự phát triển, thay đổi của cuộc đời ông, từ một họa sĩ trẻ tuổi tới một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất của nghệ thuật thời kì Phục Hưng.
Những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của ông như “The School of Athens” (Học viện Athens) – một trong những bức tranh nổi tiếng nhất trong Điện Vatican, và “The Sistine Madonna” (Đức Mẹ Sistine), một trong những tác phẩm có giá trị nhất của ông.
Con đường nghệ thuật của Raffaelo bắt đầu từ người thầy của ông nhưng dần dần ông nhanh chóng tự phát triển phong cách riêng của mình. Raffaelo theo đuổi phong cách mềm mại, tinh tế và tính hoàn mỹ trong kỹ thuật. Ông cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách của các nghệ nhân thời đó như Leonardo da Vinci và Michelangelo, nhưng vẫn giữ được cho mình một phong cách riêng. Raffaelo cũng được biết tới với khả năng biểu hiện cảm xúc và tinh tế trong các chủ đề tôn giáo và cảnh thần thoại. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, và ảnh hưởng của ông vẫn còn nguyên giá trị tới bây giờ.
Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về nhà họa sĩ Raffaelo
Người thầy của ông là một bậc thầy tại thời điểm đó
Vào năm 17 tuổi, Raphael đã bắt đầu được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về nghệ thuật. Ông đi theo tiêu chuẩn của các nghệ sĩ thời bấy giờ và theo học một trong những bậc thầy hàng đầu của thời kỳ Phục hưng đó là Pietro Perugino.
Perugino là tác giả của các bức tranh trên tường Nhà nguyện Sistine. Phong cách ban đầu của Raphael gần giống người thầy của mình nhưng với tài năng và sự ham học hỏi, Raphael đã sớm vượt qua người thầy của mình. Trên thực tế, Perugino ban đầu được Giáo hoàng Julius II yêu cầu vẽ bức Stanza của Incendio del Borgo tại Vatican nhưng sau đó, đơn hàng đã sớm được chuyển cho Raphael vì ông là người có phong cách mà giáo hoàng thích. Sự lựa chọn này có tác động lớn đến sự nghiệp của Raphael.
Ông và nhà họa sĩ tài bà Michelangelo là đối thủ của nhau
Vào thời điểm Raphael đặt chân tới Rome vào năm 1508, Michelangelo đang làm việc cho Giáo hoàng Julius II. Michelangelo thời kì đó đã tạo được danh tiếng nhất định trong giới nghệ thuật. Tuy nhiên Raphael ngay lập tức được tin tưởng giao cho đơn hàng “Thư viện của Giáo hoàng ở Stanza della Segnatura” – một trong những đơn hàng giá trị nhất thời bấy giờ.
Kỹ thuật vẽ tranh của Raphael đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và khen ngợi, ngược lại thì Michelangelo đã rất tức giận và thất vọng. Điều này đã làm dấy lên sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nghệ sĩ.
Tính cách tạo nên một con người có sức hút
Trái ngược với sự lầm lì, cô độc của Michelangelo, Raphael được nhớ đến với tính cách phóng khoáng và cuốn hút. Tính cách niềm nở của ông đã được hình thành trong thời gian ông tại Urbino – nơi mà ông được tiếp xúc với rất nhiều người trong giới nghệ thuật và điều đó đã giúp ông trở nên ‘’thân thiện’’ hơn. Tính cách này không chỉ giúp ông nhận được sự yêu quý, mến mộ từ bộ phận những người danh tiếng mà còn khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Rõ ràng với tính cách đó, ông cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý của các quý cô. Mặc dù Raphael không có cuộc hôn nhân chính thức nào nhưng ông có rất nhiều người tình. Một trong những người phụ nữ ở bên ông lâu nhất là Margherita Luti, con gái của một thợ làm bánh. Bức chân dung của ông về cô “La Fornarina” hiện được trưng bày tại Bảo tàng Palazzo Barberini ở Rome.
Các tác phẩm tiêu biểu của Raphael
- Thập tự giá hiển thánh (1520 – 1524)
- Chúa Kito bị đóng đinh (1502-1503)
- Sự vinh danh của Đức trinh nữ Maria (1502-1503)
- Hôn lễ Đức trinh nữ (1502-1504)
- Khiêng vác thi thể Giê su (1507)